Tuổi Tân Mão hợp màu gì, kỵ màu gì theo phong thủy?

Tuổi Tân Mão hợp màu gì, kỵ màu gì theo phong thủy?

Tuổi Tân Mão hợp với màu gì và kỵ màu sắc nào nhất? Theo phong thủy ngũ hành, người tuổi Tân Mão sinh năm 1951, 2011 mệnh Mộc rất hợp với các màu đen, Xanh dương, Xanh dương nhạt, Xanh lá cây và kỵ những màu bạc, vàng ánh kim.

Người phương Đông từ xưa đến nay vẫn luôn quan niệm cũng như đề cao về vai trò của 12 con giáp trong cuộc sống thường ngày. Việc tin và làm theo phong thủy đôi khi lại chính là văn hóa của nhiều người, nhiều vùng nhằm tránh đi những điều xui rủi, nắm bắt cơ hội hướng đến những điều may mắn, tốt đẹp. Mỗi cung tuổi có những lưu ý khác nhau trong phong thủy, cũng như cách chọn màu sắc, cách trang trí nhà cửa riêng biệt.

Theo quan điểm của khoa học phong thủy, màu sơn nhà, màu xe hay màu sắc trang phục quần áo, túi xách, giày dép, trang sức có vai trò to lớn trong việc cân bằng, hỗ trợ và điều hòa yếu tố âm dương – ngũ hành của bản mệnh từng người. Do đó, nắm bắt cách thức sử dụng màu sắc sao cho phù hợp với quan điểm của quy luật phong thủy là việc bạn nên cân nhắc để quan tâm mỗi ngày.

 

1. Khái quát về tuổi Tân Mão 1951

Sinh năm: 1951, 2011

Tướng tinh: Con Rắn Con dòng Thanh Đế, trường mạng

Mạng: Tòng bá Mộc (Cây tùng bách)

Sao: Vân Hớn: Chủ về rối rắm, nạn tai

Hạn: Địa Võng: Nhiều lo âu

Vận niên: Trung Bình- Bình An Trọn Năm

Thiên can: Tân gặp Kỷ: Tương sinh: Có lợi

Địa chi: Mão gặp Hợi: Tam Hợp, may mắn, thuận thành

Màu sắc: Hợp màu: Xanh, Đen; Kỵ màu: Trắng, Đỏ

Người tuổi Tân Mão 1951 mệnh Tùng Bách Mộc thông minh lanh lợi, có nhiều ý tưởng độc đáo. Người khác thường có ấn tượng vì sự vui vẻ lạc quan của họ, song kì thực đây lại là người có nội tâm thâm trầm, thậm chí có phần thâm hiểm khi họ nhớ kĩ và ghi thù từng chuyện nhỏ.

Về đường tình duyên, tình cảm của người tuổi Tân Mão không mấy ổn định, trải qua khá nhiều sóng gió thăng trầm. Họ là người kiên định trong tình yêu, nếu lỡ duyên không thành thì phải mất một khoảng thời gian rất lâu mới vượt qua được bóng đen tâm lý.

Người này có khuynh hướng dễ trở nên ích kỉ, chỉ nghĩ cái lợi cho mình. Chính vì thế, trong mọi chuyện nên chú ý giữ công bằng. Nếu có thể chân thành đối xử, chu đáo lo nghĩ cho người khác thì chắc chắc gia đình và sự nghiệp sẽ càng thêm viên mãn.

Tuổi Tân Mão là người không thích nói thẳng ra suy nghĩ của mình, vì thế mà mọi người khó có thể biết được điều thực sự mà họ nghĩ là gì. Những người xung quanh chỉ có thể nhìn thấy bề ngoài hiền hòa của họ, hiếm có ai có thể thực sự lại gần và biết rõ con người tuổi Tân Mão.

Vận mệnh của người tuổi Tân Mão khá tốt. Họ có chuẩn bị cho tuổi già từ rất sớm. Họ luôn muốn làm rất nhiều việc, cũng may mắn khi hễ gặp khó khăn lại có quý nhân nâng đỡ, giúp họ giải quyết vấn đề hoặc chỉ cho con đường phát tài phát lộc, bù đắp lại những tổn thất trước đó.

 

2. Sinh năm 1951 hợp với màu gì?

 Nam Nữ, 1951 Nên sử dụng màu Xanh Lục là màu tính Mộc; đặc biệt nên dùng màu Xanh Lam, Đen là màu tính Thủy sẽ kích thích tài vận phát triển - Thủy tương sinh Mộc, lợi cho Mộc

Màu sắc tương sinh: Những người sinh năm 1951 mệnh Mộc nên sử dụng trang sức đá phong thủy có xanh lam, đen thuộc mệnh Thủy để được năng lượng tương sinh. Trong phong thủy, Thủy sinh Mộc nên khi sử dụng trang sức đá phong thủy có các màu trên sẽ giúp kích thích năng lượng bản mệnh phát triển từ đó hỗ trợ cuộc sống, công việc được thuận lợi, mở rộng và phát triển.

Màu sắc tương hợp: Người sinh năm 1951 mệnh Mộc khi sử dụng những loại trang sức đá phong thủy có màu xanh lục là những màu sắc thuộc mệnh Mộc sẽ giúp bổ sung nguồn năng lượng của chính bản mệnh của mình, từ đó thu hút cát khí, mang lại may mắn.

Màu chế khắc: Ngoài ra, người mệnh Mộc có thể đeo những loại đá màu vàng, nâu đất thuộc hành Thổ. Vì Mộc khắc Thổ nên người mệnh Mộc có thể chế khắc được năng lượng Thổ trong các loại trang sức đá phong thủy có màu vàng, nâu đất.

Màu kiêng kỵ: Những người mệnh Mộc cần tránh sử dụng trang sức đá phong thủy màu trắng, xám, ghi vì đây là những màu sắc thuộc bản mệnh Kim. Theo ngũ hành tương khắc Kim khắc Mộc nên đây là những màu sắc tương khắc gây cản trở, ức chế năng lượng bản mệnh Mộc làm cho những người này cảm thấy tù túng, không thoải mái, công việc, cuộc sống bị trì trệ.

 

3. Chọn màu xe hợp tuổi Tân Mão.

Nên mua xe có màu tương sinh hay cùng hành, kỵ mua xe màu tương khắc với mạng của chủ nhân.

- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.

- Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).

- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ (right off).

 

4. Ý nghĩa các màu hợp với tuổi Tân Mão

Màu đen: Màu đen thường làm người ta liên tưởng đến quyền lực, nghiêm minh và nhã nhặn giống như những doanh nhân, chính trị gia thường khoác trên mình một bộ vest màu đen vậy. Màu đen cũng là màu của quyền lực, huyền bí, giàu có và quý tộc. Tuy nhiên, màu đen đôi khi cũng mang ý nghĩa tiêu cực, như sự đen tối, dơ bẩn, ma quỷ.

Màu xanh dương: Xanh dương là màu của trời và biển. Màu xanh dương mang đến cảm giác sâu thẳm, rộng lớn, bao la nhưng vô cùng vững vàng và bình yên, giống như khi chúng ta dõi mắt nhìn theo một khoảng trời xanh vậy. Màu xanh dương cũng mang ý nghĩa của sự trong sáng, tinh khiết và là màu của sự nam tính. Ngoài ra, nó còn là màu của sự trung thành, tin tưởng, thông thái, tự tin và trí tuệ.

Màu xanh dương nhạt: Diễn tả sự nhẹ nhàng và mỏng manh, trong mối quan hệ, màu xanh dương nhạt còn truyền đi thông điệp là sự thông cảm, sẻ chia. Màu xanh dương đậm thể hiện trí tuệ, sức mạnh, vững vàng, trong công việc màu xanh dương đậm là biểu tượng của tính chuyên nghiệp, hiệu quả.

Xanh lá cây: Màu xanh lá cây là màu thuộc hành Mộc, là màu tương hợp với mệnh Mộc. Màu xanh là màu của thiên nhiên, tượng trưng cho sức sống, màu mỡ, mát mẻ, trong lành, hòa bình và phát triển. Màu xanh tạo cảm giác dịu nhẹ cho mắt và truyền tải thông điệp hòa bình đến người đối diện. Ngoài ra, màu xanh ô liu là màu của hòa bình và hữu nghị. Tuy nhiên, nên tránh dùng màu xanh lá cây đậm tượng trưng cho sự đố kỵ và màu xanh vàng tượng trưng cho sự bệnh hoạn, yếu đuối.

 

5. Quan niệm ngũ hành tương sinh, tương khắc: Ngũ hành tuần hoàn

Ngũ hành tương sinh

Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.

Quan hệ tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là nuôi dưỡng, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa…

Quan hệ tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:

– Nếu là Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành của mình.

– Nếu là Sinh xuất: Hành của mình làm lợi cho hành khác.

Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (không tốt).

Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (không tốt).

Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (không tốt).

Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (không tốt).

Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (không tốt)

Ngũ hành tương khắc

Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa.

Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay ảnh hưởng xấu đến hành khác. Thí dụ như: Hỏa khắc Kim, lửa sẽ làm cho kim loại bi tan chảy. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chặn làm cho nước không thể chảy qua được…

Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:

– Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành của mình (mình bị hại)

– Khắc xuất: Hành của mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác (Mình không bị hại).

Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).

Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).

Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).

Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).

Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).

Ngũ hành phản sinh

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.

– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.

– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.

– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.

– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Ngũ hành phản khắc

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó quá lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.

– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.

– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.

– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.

– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

T/H.