Sinh khí và Sát khí

Sinh khí và Sát khí

Luồng khí có thể ảnh hường đến tâm trạng của bạn – và cuối cùng là sức khỏe cùa bạn – trong một thời gian. Khí bổ dưỡng lưu thông, nhẹ nhàng di chuyến theo đường cong, tạo ra một môi trường cân bằng và có lợi cho sức khỏe. Khí quá mạnh gây lo lắng, đặc biệt là nếu bạn đang nằm trong đường đi của nó. Sát khí có thể gây ra các bệnh về thế chất và tinh thần. Cũng có loại khí yếu. Khí yếu di chuyển chậm. Một căn phòng ngột ngạt, thiếu không khí là một ví dụ về khí yếu.

I. Sinh khí

Sinh khí là khí tích cực, có chứa các luồng khí lành, bồi bổ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thế nhận ra một số khía cạnh của sinh khí bâng năm giác quan:
1.    Sinh khí thị giác: Các khu vườn và bãi cỏ được cẳt tia gọn gàng, tường ngoài được sơn sạch sẽ, nội thất được sắp đặt gọn gàng, ngăn nắp, và mọi người vui vè, cộng tác. Về cơ
bản, sinh khí thị giác
2.    Sinh khí thính giác: Suối hay vòi nước chảy róc rách, chim hót líu lo, chuông gió, tiếng em bé bi bô, một vài bản nhạc. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là âm thanh mà bạn cho là êm dịu rất có thể lại là tạp âm đối với người khác. Ví dụ, nhiều người thích nơi vẳng vẻ yên tĩnh hay sự thanh bình cùa vùng nông thôn hoặc vùng ngoại ô. Những người khác lại hợp với không khí náo nhiệt của thành phố. Mặc dù có thể bạn thấy nhạc cổ điến êm dịu, nhưng bạn của bạn lại không thấy vậy và chuyển sang nghe chương trình nhạc rock-and-roll.
3.    Sinh khí xúc giác: Mặt phầng, vật nuôi, tám nước ấm, nụ hôn, massage, lụa, sa tanh và nhung là những ví dụ về sinh khí xúc giác.
4.    Sinh khí khứu giác: Hoa, nước hoa, nến thơm và thức ăn kích thích sinh khứu giác. Tuy nhiên, có những thứ bạn thấy có mùi dễ chịu, thơm phức, thì người khác lại có thể thấy khó chịu, ví dụ khói thuốc lá.
5.    Sinh khí vị giác: Bữa ăn nấu ở nhà, sôcôla, rượu v.v… – tất cả đều gần với sinh khí vị giác. Đó là bất cứ thứ gì mà bạn thấy hài lòng. Nếu bạn thích cả sản phẩm làm từ thuốc lá, thì khi đó đối với bạn, những món này cũng là sinh khí vị giác.


Còn có loại sinh khí thứ sáu, là một cái gì đó huyền bí và trừu tượng, có thể so sánh với giác quan thứ sáu của bạn. Đó là rung cảm bạn có khi sảp được tăng lương hay thăng chức. Đó là cảm giác của bạn khi có ai đó thích bạn, cảm giác đang yêu. Sinh khí giống như sự tự tin và mãn nguyện. Đó là “sự cộng hưởng” của những người hay giúp đỡ người khác và tốt bụng.

 

II. Sát khí

Sát khí là khí tiêu cực, có chứa luồng khí dữ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn. Sát khí là bất cứ thứ gì đối lập với năm giác quan của bạn.

1.    Sát khí thị giác: Ánh sáng chói chang; trời tối om; các môn nghệ thuật gây khó chịu và ồn ào; sự hỗn loạn; rác rưởi; những vật chết hoặc tàn tạ; và bất cứ thứ gì bạn thấy có vẻ đe dọa, to lù lù. Sát khí thị giác cũng bao gồm cả các hành động bạo lực, thành kiến, sự thiếu khoan dung.

2.    Sát khí thính giác: Tiếng ồn như xe cộ đi lại, tiếng còi, công trình xây dựng, tranh cãi, trẻ em gào thét và một số loại nhạc là những ví dụ về sát khí thị giác.

3.    Sát khí xúc giác. Bụi bẩn, rác rưởi, đất; mành vụn, vết nút, chỗ rách. Đi trên một chiếc cầu hay cầu thang ọp ẹp, trượt trên băng mòng, leo lên địa hình không vững chãi, hay sự quấy rối tình dục và xâm phạm thân thể, v.v… là những ví dụ về sát khí xúc giác.

4.    Sát khí khứu giác: ô nhiễm, khói thải, ẩm mốc, mục nát, phấn hoa và độc tố là những ví dụ về sát khí khứu giác.

5.    Sát khí vị giác: Thức ăn đẳng, chua hay ôi thiu. Thực phẩm lạ có thế gây khó chịu khi nếm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng thực phẩm sống, côn trùng và rong biển được nhiều nền văn hóa coi là thức ăn thông thường. Người ăn chay thấy sàn phẩm làm từ động vật là không ngon.

Đã có sinh khí thứ sáu thì cũng có sát khí thứ sáu. Sát khí thứ sáu là rung cảm trong bạn khi “có cái gì đó rờn rợn trong không khí” hoặc cảm giác nôn nao khi “có cái gì đó nhầm lần” hoặc khi bạn cảm thấy đang bị nhòm ngó, theo dõi. Sát khí thứ sáu còn tồn tại dưới dạng tức giận, căm ghét và ghen tỵ. Đó có thể là “sự cộng hưởng” của ma quỷ.

Ngoài sử dụng phong thủy đề cân bằng khí trong ngôi nhà, người Ta còn sử dụng châm cứu để khôi phục sự cân bằng khí trong cơ thể. Họ cho rẳng ở mồi bên cơ thề có 14 dòng khí chính liên kết với nhau {kinh mạch) và có khoảng 360 huyệt châm cứu. Các kinh mạch này tương ứng với một (hoặc vài) vùng hay bộ phận cơ thề. Khi cơ thể mất cân bằng hay mắc bệnh, chuyên gia châm cứu dùng kim châm để kích thích các huyệt thích hợp. Ngoài ra, còn có phương pháp Dự đoán vận mệnh theo Tứ trụ. Đây là phương pháp chiêm tinh của người Trung Quốc, nghiên cứu khí của bạn khi sinh ra. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể dự đoán được mệnh vả vận của mình. Bạn có thề xác định được màu sắc, môi trường và nghề nghiệp phù hợp với mình nhất.