Cùng chuyên gia 'đọc vị' đặc điểm của người có căn hầu đồng

Cùng chuyên gia 'đọc vị' đặc điểm của người có căn hầu đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể từ 12/2016. Chuyên gia Hoàng Dương Bình cho biết, muốn tham gia hình thức tín ngưỡng dân gian này, người có đặc điểm sau mới đủ khả năng để hóa thân, hầu đồng và được trình đồng mở phủ.  

Ngày 1/12/2016, “Tín ngưỡng thờ Mẫu” đã trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong đó hầu đồng là nghi lễ chính, điển hình nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu này. Hãy cùng chuyên gia tư vấn Hoàng Dương Bình tìm hiểu xem, muốn tham gia nghi thức hầu đồng, người nào mới đủ khả năng để hóa thân vào hình tượng của các đấng thần linh và được quyền hầu đồng, mở phủ.

Để tiện cho độc giả hình dung, chúng ta sẽ “gỡ rối” từ khái niệm đầu tiên: Thế nào là người có căn đồng và làm sao để nhận biết một người có căn đồng hay không qua sự chia sẻ của chuyên gia Hoàng Dương Bình (Chuyên gia tư vấn CLB Thiền Việt Hoàng Nhân):

- Thưa chuyên gia Hoàng Dương Bình, nhiều người đi xem bói được các thầy phán có “căn đồng” hoặc “căn thánh”. Nhận định của ông về vấn đề này ra sao?

Chúng ta sẽ đi tìm hiểu lần lượt về từng khái niệm của từ “căn đồng”, nghĩa là chẻ nhỏ để phân tích xem, căn và đồng, cụ thể là gì. Trước tiên, không khó để nhận ra rằng, đồng áng, làm ăn, kết hôn sinh nở, công danh sự nghiệp… là những vấn đề, nhu cầu hết sức căn bản của cuộc sống. Trong dòng chảy ấy, con người luôn coi việc kết nối tâm linh là một nhu cầu trọng yếu.

Cũng như các thiền sư, tu sĩ, các nhà môi giới tâm linh thì người có “căn đồng” cũng tham gia vào nhịp điệu này với vai trò là cây cầu nối giữa người trần và thần linh, nếu nối tốt thì họ góp phần giải quyết những vấn đề rất nhân văn của đời sống con người.

Ở đây “căn” có thể hiểu đơn giản là nguồn gốc, cội rễ (căn nguyên) và là cách nói khác đi của “nhân” trong “nhân quả”. Ai cũng có căn, người có căn giáo viên, người có căn làm tướng, người căn nghệ sỹ… Ai có căn gì thì làm việc đó, và việc làm thế nào cho đúng sẽ quyết định các bước phát triển tiếp theo của chính cá nhân đó (nếu làm không đúng, rất có thể phải chịu hậu quả). Căn đồng, căn thánh cũng vậy, một công việc, một nhiệm vụ.

cung chuyen gia doc vi nguoi co can hau dong thuong co dac diem nhu the nao
Theo quan niệm dân gian, người có căn đồng là người được các bậc "bề trên" tác động, hành pháp hòng giáo hóa chúng sinh, dân tình, nhằm bảo đảm trật tự hài hòa, toàn vẹn của tự nhiên vạn vật

Như vậy, có thể hiểu, người có căn đồng là người được các bậc "bề trên" tác động, hành pháp hòng giáo hóa chúng sinh, dân tình, nhằm bảo đảm trật tự hài hòa, toàn vẹn của tự nhiên vạn vật.

“Đồng” ở đây cũng vậy, ý là hướng tới sự hồn nhiên, thuận thiên. Và như vậy người có căn đồng chân chính là người thông qua con đường hầu đồng, trình đồng mở phủ mà làm và học để giúp con người nhận biết và cân bằng những điều khác lạ trong cuộc sống và truyền tải mong muốn của chúng sinh tới các đấng tối cao chứ hoàn toàn không hề mang tính mê tín, dị đoan.

Theo GS Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh (nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian) cho hay, nghi lễ hầu đồng (hay còn gọi là chầu văn) có thể giúp con người giao tiếp được với các đấng thần linh. Lúc này, các thanh đồng (người trực tiếp hầu đồng) đóng vai trò trung gian giữa con người và thần linh. thông qua nghi lễ này, con người gửi gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng của mình về sức khỏe, tài lộc và may mắn.

Ngoài ra theo các nhà nghiên cứu thì biểu tượng “quy Phật và thành Phật” của người có căn đồng ý là nói đến ngộ ra, sự đạt tới sau bao năm làm việc theo con đường này. Người có căn đồng thì sẽ hầu đồng, để thần linh đi qua. Thần thánh là những bậc lo việc nước và giữ đạo trời nên không có chuyện làm bậy làm bạ, đòi lễ cao mâm đầy.

Thần linh đi qua những người có căn đồng trong sáng và càng trong sáng thì như một ống sáo rỗng, thông điệp của trời đất, thần linh đi qua càng rõ ràng, chính xác. Và càng trong sáng thì càng tạo phúc, tạo nghiệp thiện lành cho chính người hầu đồng.

Nói cách khác là người có căn, người hầu đồng ấy có công với nước, với cộng đồng và căn quả sẽ nhẹ đi, hoặc không còn nữa thì tự khắc họ làm những công việc khác cao hơn, ở một trình độ sống cao hơn.

cung chuyen gia doc vi nguoi co can hau dong thuong co dac diem nhu the nao
Khi tiến hành nghi lễ hầu đồng hãy hiểu rằng thực chất đó là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp âm nhạc mang tính tâm linh (lời ca trau chuốt) với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm

Và khi tiến hành nghi lễ chầu văn (hầu đồng) hãy hiểu rằng thực chất đó là một hình thức diễn xướng dân gian dựa trên việc kết hợp âm nhạc mang tính tâm linh (lời ca trau chuốt) với những điệu múa uyển chuyển và các nghi lễ trang nghiêm.

Người có căn đồng hướng tới sự trong sáng và phụng sự thì hấp dẫn những người như thế theo hầu, hoặc giáo hóa những người không như thế theo hầu hòng lập lại hài hòa (hoàn toàn không hề có sự mê tín dị đoan). Nhưng có thể nói đây là cả một sự phấn đấu và người có căn không tránh khỏi lúc đúng lúc sai.

Trong quá trình phát triển, tín ngưỡng này có những biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội. Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào, tín ngưỡng này vẫn luôn hướng đến cuộc sống thực tại của con người với ước vọng về sức khỏe, tài lộc, may mắn.

Và khi ai đó (ý chỉ người chưa có căn đồng nhưng lại muốn “với cao”) do nội lực yếu chạy theo danh tiếng, tiền bạc, quyền lực quả càng nặng, căn càng dày. Họ hấp dẫn những người cùng rung chấn tiêu cực đến và dĩ nhiên, dưới bàn tay nhân quả, cách làm của họ ngày càng gây ra sự mất hài hòa, đi vào mê tín, dị đoan. Tôi nhận thấy, đáng tiếc ngày này số người này lại xuất hiện khá nhiều.

- Không phải ai cũng có thể tùy tiện trình đồng mở phủ. Vậy theo chuyên gia làm thế nào để nhận biết được, người nào có căn, người nào không có căn hầu đồng?

Để nhận biết ai là người có căn đồng thì đầu tiên phải bắt đầu từ chính mình. Mình cũng vô tư, không chấp dính quá vào các chủ thuyết, cởi mở để thấy chuyện căn đồng là có thật, đó là điều kiện cần.

Điều kiện đủ là lòng bạn cũng trong sáng ở mức độ nào đó, ít phân biệt kỳ thị, ít chấp vào các chủ thuyết, quan điểm, ít bị tác động bởi ý kiến xung quanh mà lắng nghe lòng mình. Lúc ấy ta sẽ tự khắc biết ai là người có căn đồng, ai không.

cung chuyen gia doc vi nguoi co can hau dong thuong co dac diem nhu the nao
Thủ nhang Vũ Đức Quyết người có 27 năm theo đạo Mẫu và đã truyền dạy nghi thức thực hành tín ngưỡng hầu đồng cho hàng trăm đệ tử, học trò

Để biết người có căn hay không thật ra không khó, có người sẽ tìm hiểu các dấu hiệu trước khi họ bước vào hầu đồng. Ví dụ như có những sang chấn tâm lý nặng giống tâm thần nhưng không phải, có những bệnh nhưng khám không ra bệnh, có những thay đổi nội tiết bất thường (để chuyển “kênh”). Đó là một cách.

Hoặc xem người hầu đồng họ có thăng hoa hay không, các rung chấn tình yêu có lan tỏa không và cách giải quyết vấn đề có hài hòa, hợp lý hay không. Cái này đòi hỏi nội lực của người nhận biết một chút. Nói chung với người định kiến, chấp vào các lý luận, chủ thuyết chẳng hạn thì sẽ rất khó nhận biết.

Người không có căn đồng theo tôi hiểu là người tham, người ham muốn quá lớn, thích quyền lực, thích điều khiển người khác hoặc dễ bị người khác dụ dỗ, điều khiển. Họ cũng nhập đồng nhưng không phải thần linh mà là những lực lượng khác có cùng rung chấn.

Như đã nói, họ không tu mà chỉ thỏa mãn những dục vọng tiền tài hoặc không như thế, bị dẫn dụ bởi bản ngã cá nhân. Nếu mình bị chấp vào nhóm này sẽ đánh đồng với những người làm thật.