Mệnh Tùng Bách Mộc là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?
Mệnh Tùng Bách Mộc là gì? Người có mệnh Tùng Bách Mộc sinh năm bao nhiêu? Mạng Tùng Bách Mộc hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?
Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.
Hành Mộc có 6 nạp âm chia như sau: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Tùng Bách Mộc là gì?
1. Mệnh Tùng Bách Mộc là gì?
Tùng Bách Mộc là một loại cây Tùng đại thụ, to lớn, khỏe mạnh thường được dùng để ví người quân tử đại hiền, người anh hùng trượng nghĩa giúp đỡ được nhiều người. Khí chất của cây tùng vô cùng mạnh mẽ, thể hiện cho ý chí quyết tâm cao độ của con người. Vì khí chất phẩm hạnh của loài cây này nên các thánh nhân xưa đã đặt nó làm một ngũ hành nạp âm bản mệnh thuộc 30 mệnh trong lục thập hoa giáp.
2. Người mệnh Tùng Bách Mộc sinh năm nào?
Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Tùng Bách Mộc đặc trưng này là những người tuổi Canh Dần và Tân Mão.
Tuổi Canh Dần gồm những người sinh năm 1890, 1950, 2010, 2070
Tuổi Tân Mão gồm những người sinh năm 1891, 1951, 2011, 2071
3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Tùng Bách Mộc
Tính cách của người mệnh Tùng Bách Mộc
Bản chất của Tùng Bách Mộc là cây cổ thụ lớn, dù mọi cây xung quanh có thể khô trụi nhưng nó vẫn xanh tươi. Chính vì vậy những người mang nạp âm này thường rất kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn gian khó trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh, nghị lực của một người anh hùng, quân tử.
Bên cạnh phẩm chất trên thì người này còn mang đức tính nhân ái của hành Mộc, khiến họ có thể trở thành một người có nhân cách lớn. Họ có lòng bao dung, yêu thương những người xung quanh, sống coi trọng đạo đức, tình cảm, tình người và cư xử điềm tĩnh.
Một đức tính quý báu khác của hành Mộc là luôn có ý chí phấn đấu, vươn lên không ngừng trong công việc cũng như học tập. Vì thế nên họ thường đạt được thành tích cao, học vấn uyên bác, có đầy đủ khí chất cảu một nhà trí thức chân chính, phẩm hạnh sáng trong như ngọc.
Tuy nhiên cây cao luôn đón gió lớn nên những người mang nạp âm Tùng Bách mộc thường phải hứng chịu nhiều thị phi. Vì không phải ai cũng hiểu được chí hướng của họ nên vẫn có người buông lời khen chê, bàn tán khá nhiều. Theo skvty.com trong cuộc sống họ cũng luôn là người sẽ gánh vác khó khăn, trọng trách lớn, luôn lo lắng cho mọi người mà lơ là quan tâm tới chính mình.
Công danh, sự nghiệp của người mệnh Tùng Bách Mộc
Người Tùng Bách Mộc thích hợp làm việc trong các lĩnh vực như chính trị, y tế, cứu độ, sáng lập doanh nghiệp. Ngoài ra các nghề như canh tác, chăn nuôi, nông nghiệp cũng khá phù hợp. Đây đều là những việc cần sự ổn định, gương mẫu và có thể đạt được thành tựu hơn người. Dù kiếm được tiền nhưng cốt cách của người này lại ưa thanh đạm, giản dị.
Tình duyên của người cung mệnh Tùng Bách Mộc
Trong tình yêu người này thường lựa chọn kỹ càng, phải là người tương đắc, xứng đáng mới khiến họ lưu tâm chứ không bao giờ vội vã. Nhưng khi đã yêu ai đó thì họ rất chung thủy, có trách nhiệm, bảo vệ, quan tâm nửa kia hơn cả bản thân mình.
4. Mệnh Tùng Bách Mộc hợp màu gì, đi xe màu gì?
Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.
– Nam mệnh Canh Dần sinh năm 2010
Nam mệnh sinh năm 2010 thuộc cung Cấn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).
Kỵ các màu màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.
– Nữ mệnh Canh Dần sinh năm 2010
Nữ mệnh sinh năm 2010 thuộc cung Đoài, hành Kim hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thổ là màu nâu, màu vàng; màu tương hợp thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là Xanh lá cây.
Kỵ với các màu đỏ, hồng, tím, cam vì đây là màu hành Hỏa mà Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu thuộc hành Thủy là đen, xanh nước biển vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.
– Nam mệnh Tân Mão sinh năm 2011
Nam mệnh sinh năm 2011 thuộc cung Đoài, hành Kim hợp với các màu tương sinh thuộc hành Thổ là màu nâu, màu vàng; màu tương hợp thuộc hành Kim là màu trắng, xám, ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là Xanh lá cây.
Kỵ với các màu đỏ, hồng, tím, cam vì đây là màu hành Hỏa mà Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu thuộc hành Thủy là đen, xanh nước biển vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.
– Nữ mệnh Tân Mão sinh năm 2011
Nữ mệnh sinh năm 2011 thuộc cung Cấn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).
Kỵ các màu màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.
5. Mệnh Tùng Bách Mộc hợp – khắc với mệnh nào?
Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.
a. Mệnh Tùng Bách Mộc (tuổi Canh Dần, Tân Mão) với mệnh Kim:
+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)
Tùng Bách Mộc và Hải Trung Kim: Kim loại, vàng bạc trong biển vốn dĩ không có qua lại liên hệ gì với cây tùng, cây bách trên núi nên về lý có sự hình khắc nhưng thực tiễn giữa hai loại vật chất này hoàn toàn không có sự liên hệ với nhau, khả năng tiếp cận là không có, giống như con trâu và đám mây hoàn toàn không có điểm chung nào nên mối quan hệ của chúng vô hại, hoặc có sự hình khắc nhẹ. Hơn nữa, Tùng Bách Mộc là cây cổ thụ, có bản lĩnh lớn nên sự hình khắc nhẹ không ảnh hưởng gì lớn đối với nó.
+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)
Tùng Bách Mộc và Bạch Lạp Kim: Kim Loại nóng chảy trong quá trình luyện kim rất kỵ tạp chất, nên về lý hai thực tế cả hai nạp âm này gặp nhau đều xấu.
+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Tùng Bách Mộc và Sa Trung Kim: Kim loại trong đất tồn tại ở dạng muối khoáng, nó là nguồn nguyên tố vi lượng giúp cây sinh trưởng tốt. Nên Tùng Bách Mộc nhờ nó mà phát triển tốt hơn, cứng cát trưởng thành hơn.
+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)
Tùng Bách Mộc và Kiếm Phong Kim: Về lý có sự tương khắc mạnh vì Kiếm Phong Kim phạt mộc với một uy lực rất mạnh, trong thực tế thì người thợ sử dụng dao cưa để gia công, chế tạo gỗ thành đồ đạc. Tùng Bách Mộc là dạng gỗ tốt, nhờ sự chế hóa này trở thành vật dụng hữu ích, tuy chắc chắn là thiệt tính mạng, nhưng đứng dưới góc độ nhân sinh thì hai nạp âm này kết hợp với nhau sẽ cát lợi.
+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
Tùng Bách Mộc và Thoa Xuyến Kim: Chỉ tốt khi làm thành chiếc hộp chứa đồ quý giá, còn không thì vô lợi, vô hại.
+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)
Tùng Bách Mộc và Kim Bạch Kim: Vàng thỏi và gỗ không liên hệ gì, bản chất kim mộc có sự khắc chế, tuy nhiên vô hại. Hai mệnh này kết hợp không tốt,không xấu, tính chất cát hung mờ nhạt, không nhận thấy.
b. Mệnh Tùng Bách Mộc (tuổi Canh Dần, Tân Mão) với mệnh Mộc:
+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)
Tùng Bách Mộc và Đại Lâm Mộc: Về mặt lý luận giữa hai nạp âm này có cùng bản chất là những cây đại thụ, nên quan hệ giữ chúng là sự tương hòa cát lợi. Trong thực tế các loài sinh vật cùng loài luôn có sự cạnh tranh, thực vật cạnh tranh về nước và chất dinh dưỡng, ánh sáng. Có người đánh giá sự kết hợp này không cát lợi vì có sự cạnh tranh. Tuy nhiên nhìn xa một chút sẽ thấy nhờ cạnh tranh cây cối mới vươn lên mạnh mẽ. Vì thế quan hệ tương hòa này cát lợi vì có sự thúc đẩy lẫn nhau cung tiến bộ.
+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)
Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc: Quan hệ tương hòa, dù có cạnh tranh nhưng cát lợi, sự hòa hợp giữ cứng rắn và mềm dẻo, hơn nữa, vì cạnh tranh nên cả hai đều không ngừng vươn lên, trở thành cây lớn.
+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)
Tùng Bách Mộc và Tùng Bách Mộc: Quan hệ tương hòa, sự gặp gỡ này hỗ trợ lớn chonhau, có thể trở thành một rừng cây lớn. Sự gặp gỡ này như những người đồng chí, bạn đường…
+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)
Tùng Bách Mộc và Bình Địa Mộc: Những cây cối cối mềm yếu thích có chỗ dựa để khỏi bị gẫy đổ hoặc bật gốc trong gió bão. Trên thực tế, cây phi lao chắn gió, chắn cát ven biển là dạng cây lá kim như tùng bách, họ trồng để bảo vệ mùa màng. Bởi thế trong mối quan hệ này tạo nên sự tương hòa, tương đắc, cát lợi.
+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)
Tùng Bách Mộc và Tang Đố Mộc: Cát lợi vì quan hệ tương hòa, khiến cho hai bên trở thành một bãi cây lớn.
+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)
Tùng Bách Mộc và Thạch Lựu Mộc: Quan hệ tương hòa, hai bên cung có lợi, khí chất cũng tương đồng.
c. Mệnh Tùng Bách Mộc (tuổi Canh Dần, Tân Mão) với mệnh Thủy:
+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)
Tùng Bách Mộc và Giản Hạ Thủy: Mạch nước ngầm là nguồn nước vô tận cho cây cối, tại những vùng ôn đới, xứ lạnh, núi cao thì giá trị của mạch nước ngầm càng quý giá. Vì lẽ đó Giản Hạ Thủy tương sinh cho Tùng Bách Mộc, mối quan hệ này hoàn hảo, cát lợi, đối tượng gặp lợi lích nhiều là Tung Bách Mộc.
+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)
Tùng Bách Mộc và Tuyền Trung Thủy: Tùng Bách Mộc là những cây cổ thụ, nên nguồn nước và chất dinh dưỡng nó cần rất là nhiều vì thế Tuyền Trung Thủy cung cấp một nguồn nước dồi dào khiến cây ngày một tươi tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, trong mối quan hệ này Tùng Bách Mộc gặp lợi to.
+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)
Tùng Bách Mộc và Trường Lưu Thủy: Nước lớn khiến sụp lở đất đai, cuốn trôi cây cối, Tùng Bách Mộc không cần lượng nước quá lớn như vậy, sẽ gây ngập úng, xói lở đất đai, thân tùng bách trôi nổi cũng như những dạng rong rêu rơm rác trên dòng nước. Vậy nên hai nạp âm này hội hợp bất cát.
+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
Tùng Bách Mộc và Thiên Hà Thủy: Nước mưa có axit, nó vào lòng dất tạo nên hợp chất chứa Ni tơ rất tốt cho cây cối. Hơn nữa Thủy – Mộc tương sinh nên cát lợi vô cùng.
+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)
Tùng Bách Mộc và Đại Khê Thủy: Cung cấp nguồn nước cho cây cối, nên Tùng Bách Mộc đại cát.
+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)
Tùng Bách Mộc và Đại Hải Thủy: Xấu, nước đại dương mặn chát, cây cối sẽ khô héo. Tung Bách Mộc trôi nổi vô định khi gặp nạp âm này.
d. Mệnh Tùng Bách Mộc (tuổi Canh Dần, Tân Mão) với mệnh Hỏa:
+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò)
Tùng Bách Mộc và Lư Trung Hỏa: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách) Mối quan hệ này cát lợi vì gỗ của cây tùng, cây bách là gỗ tốt, nó thuộc dương mộc, tàng chứa hỏa khí bên trong, nó chính là nguồn nhiên liệu vô tận để duy trì sức sống của Lư Trung Hỏa.
+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)
Tùng Bách Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Ngọn lửa của người làm nương thiêu rụi nhiều thứ, cây cối hóa ra tro bụi, dù rằng có quan hệ Mộc – Hỏa tương sinh nhưng hai nạp âm này gặp nhau không hề tạo ra kết quả như mong đợi.
+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)
Tùng Bách Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Cây cối bị thiêu rụi bởi ngọn lửa, tung bách là gỗ tốt, nó sẽ cháy rất mạnh. Nên sự kết hợp này một bên sẽ đại cát, một bên sẽ bị hủy hoại, diệt vong. Sơn Hạ Hỏa cát. Tùng Bách Mộc sẽ tiêu vong.
+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
Tùng Bách Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Lửa của ngọn đèn và cây cối vô lợi vô hại, về lý luận Mộc – Hỏa tương sinh nên có sự may mắn ít ỏi, sự kết hợp này không tạo ra sự việc có tính chất mạnh mẽ.
+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
Tùng Bách Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Mộc Hỏa tương sinh nhưng vầng dương cung cấp ánh sáng cho cây trồng quang hợp, nên Tùng Bách Mộc nhờ nó mà vươn cao, mối quan hệ này đại cát lợi.
+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
Tùng Bách Mộc và Tích Lịch Hỏa: Sét đánh thì tất cả những cây lớn đều nguy hiểm. Quan hệ Mộc – Hỏa tương sinh nhưng trường hợp này rất xấu. Tùng, bách là những cây lá kim, lá của chúng tập trung điện tích lớn, lại là những cây cổ thụ nên dễ bị sấm sét oanh tạc trong cơn giông tố. Đương nhiên hậu quả của nó là sự hủy diệt.
e. Mệnh Tùng Bách Mộc (tuổi Canh Dần, Tân Mão) với mệnh Thổ:
+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)
Tùng Bách Mộc và Lộ Bàng Thổ: Đất ven đường cần bền vững, kiên cố, nó kỵ hành Mộc tương khắc, xâm hại. Trên thực tế, khi nào mà đường sá mà cây cối mọc tùm lum, cỏ gai ngợp ấy là khi con đường đó không có ai sử dụng bị hoang hóa và bỏ đi từ lâu. Nên hai nạp âm này tương khắc mạnh mẽ.
+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)
Tùng Bách Mộc và Thành Đầu Thổ: Đất đai ở tường thành khô cứng, không phải nguồn sinh, hơn nữa đất ở tường thành cần bền vững, nó kỵ Mộc khí xâm hại, phá vỡ. Nên mối quan hệ này không cát lợi.
+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)
Tùng Bách Mộc và Bích Thượng Thổ: Thổ – Mộc tương khắc, trong thực tế hai vật chất này chỉ gặp nhau khi người ta sử dụng gỗ tốt để gia cố tường nhà. Trường hợp này cát lợi, một bên được tăng cường sự bền vững, một bên trở thành hữu dụng.
+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)
Tùng Bách Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm hình khắc mạnh mẽ, các cây tùng bác là những cây gỗ lớn, nên nó khắc Thổ mạnh, ngói lợp nhà không hề an toàn khi gặp đối tượng này. Hai mệnh này gặp nhau thường đổ vỡ, chia ly.
+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)
Tùng Bách Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Cây cối sinh trưởng khiến đất đai giảm màu mỡ, nhưng bản chất của đất là nuôi dưỡng vạn vật. Tùng Bách Mộc gặp cồn bãi có nơi bám rễ sinh trưởng, nhờ đất có dinh dưỡng, nên Tùng Bách Mộc cát lợi, đất cồn bãi không có cây cối cũng tiêu điều như hoang mạc, nên cả hai đều tốt.
+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)
Tùng Bạch Mộc và Sa Trung Thổ: Tùng Bách Mộc là thân đại thụ, nên khắc Sa Trung Thổ rất mạnh mẽ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Tùng Bách Mộc ( Gỗ cây tùng) về năm sinh người mang mệnh Tùng Bách Mộc là Canh Dần, Tân Mão. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Tùng Bách Mộc hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.
T/H.