Mệnh Dương Liễu Mộc là gì, sinh năm nào, hợp tuổi, màu, mạng nào?
Mệnh Dương Liễu Mộc là gì? Người có mệnh Dương Liễu Mộc sinh năm bao nhiêu? Mạng Dương Liễu Mộc hợp với tuổi gì, màu sắc gì, mệnh nào và khắc mệnh gì?
Vũ trụ bao la rộng lớn nhưng tuân theo những quy luật cơ bản. Các nhà triết học, lý số phân chia vật chất thành 5 nhóm cơ bản gồm có Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ. Sự phân chia cơ bản này chưa đủ cụ thể để diễn tả thế giới vật chất nên ngũ hành nạp âm của hoa giáp đã ra đời nhằm cụ thể hơn các dạng vật chất trong vũ trụ.
Hành Mộc có 6 nạp âm chia như sau: Đại Lâm Mộc, Bình Địa Mộc, Tang Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc, Tùng Bách Mộc và Dương Liễu Mộc. Và hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu mệnh Dương Liễu Mộc là gì?
1. Mệnh Dương Liễu Mộc là gì?
Dương Liễu Mộc là một loại cây thân nước, có lá rất đều và mềm mỏng, nhìn vẻ bề ngoài toát lên sự nhẹ nhàng, yếu đuối. Cành liễu mảnh mai, lá liễu buông rũ biểu hiện của một thứ mộc không có cốt khí. Tuy về hình chất thì nhưng vậy nhưng tâm sự của những người mang ngũ hành nạp âm này lại rất thấu đáo, tình cảm đa đoan, phức tạp.
Dương Liễu Mộc thuộc âm nên tính tình thường kín đáo, nhưng thiếu căn bản, suy tư luôn theo gió ngả nghiêm. Học là người nhạy bén với thực tế, tâm không chính trực nên khó trở thành một người tâm phúc trung thành được.
2. Người mệnh Dương Liễu Mộc sinh năm nào?
Theo phong thủy, có hai năm tuổi thuộc mệnh Dương Liễu Mộc đặc trưng này là những người tuổi Nhâm Ngọ và Quý Mùi.
Tuổi Nhâm Ngọ gồm những người sinh năm 1882, 1942, 2002, 2062
Tuổi Quý Mùi gồm những người sinh năm 1883, 1943, 2003, 2063
+ Nhâm Ngọ: Can Nhâm hành Thủy khắc chi Ngọ hành Hỏa. Yếu tố thiên thời địa lợi đều không nắm trong tay nên tuổi này muốn có thành công thường phải trải qua nhiều gian nan thử thách.
+ Quý Mùi: Chi Mùi hành Thổ khắc can Quý hành Thủy. Chi khắc can là cảnh cành ngọn đấu lại gốc rễ, họ sinh không phải thuận cảnh cảnh nên nhiều vất vả, gian truân, phải cố gắng rất nhiều. Trường hợp chi khắc can còn vất vả hơn can khắc chi như ở trên. Thông qua can chi năm sinh ta có thể hiểu được phần nào cuộc sống và những gì họ sẽ phải trải nghiệm.
3. Tính cách, vận mệnh người mệnh Dương Liễu Mộc
Tính cách của người mệnh Dương Liễu Mộc
Người mang nạp âm Dương Liễu Mộc có bản tính ôn hòa, mềm dẻo, uyển chuyển nên rất được lòng người, thường được yêu mến và ủng hộ rất nhiều. Rất hiếm khi người này tranh chấp, cãi cọ với người khác hoặc thể hiện sự bực bội, cáu gắt. Chính sự hài hòa, mềm mỏng của họ đã tạo ra bầu không khí hòa nhã chứ không thích hơn thua để tạo ra bầu không khí căng thẳng.
Tính cách Dương Liễu Mộc thiện tâm, ôn hòa, giàu lòng trắc ẩn nên nét mặt của họ thường nặng về suy nghĩ chiều sâu, nội tâm, ánh mắt cũng có chút u buồn, lắng đọng. Thông thường người này không thích nói nhiều, họ thích đọc sách, nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống nên nền tàng tri thức của họ rất dày dặn, uyên bác.
Quan Thế Âm bồ tát sử dụng cành dương liễu để nhúng nước Cam lộ cứu độ vạn vật chúng sinh nên có thể nói phẩm chất của người mang nạp âm Dương Liễu Mộc không hề tầm thường. Họ có tâm hồn trong sáng, thiện lương, sống cao thương, thanh tao và có duyên giác ngộ cao.
Tuy nhiên người này dễ mắc vào thị phi bởi bản chất của hành Mộc là chủ về điều tiếng, thị phi. Thực chất, thị phi chỉ là những điều tiếng có hay có dở, nên nếu người có kiến giải thoáng đạt thì không nên nặng nề với chuyện tai tiếng. Càng là người đặc biệt, có tài, có công thì càng dễ mắc tai tiếng lớn.
Tính chất của cây dương liễu cành lá mềm dẻo, thân gỗ mềm nên sức chống chọi với biến cố không cao, đồng nghĩa người này cần tôi luyện ý chí, nghị lực vững vàng thì mới đứng vững được trong cuộc sống.
Công danh, sự nghiệp của người mệnh Dương Liễu Mộc
Với tính cách mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt nên những người Dương Liễu Mộc nên làm các công tác như ngoại giao, tư vấn, quan hệ công chúng, giáo viên. Các ngành này thường đưa lại thành công lớn cho họ.
Một số người khác có duyên với lĩnh vực quảng cáo, thương mại điện tử, nghiên cứu khoa học. Dương Liễu Mộc không ham bon chen, tính nết thuần khiết nếu làm nông nghiệp, chăn nuôi sẽ rất mát tay, thường giặt hái những mùa vàng bội thu và vật nuôi trưởng thành, sinh sôi nhanh chóng, mau lẹ. Theo skvty.com cành dương của Phật Quan Âm chuyên cứu độ chúng sinh nên họ chăm sóc bệnh nhân cũng có duyên nghề đặc biệt, nhiều người khỏi bệnh, thoát khỏi đau đớn…
Tình duyên của người cung mệnh Dương Liễu Mộc
Trong cuộc sống họ là những người mềm mỏng, nên chuyện tình cảm của họ cũng nhẹ nhàng, tế nhị. Nhiều người yêu thầm, yêu đơn phương, chọn cách giữ trong tim hình ảnh đẹp đẽ nhất về nửa kia, khi có gia đình, điều ấy vẫn không phai mờ với họ. Dương Liễu Mộc thường ngại ngùng, rụt rè trong biểu lộ tình cảm. Hình mẫu mà họ quan tâm cũng thường là người tú nhã
Vì Mộc khí chủ thị phi, nên trong chuyện tình cảm họ rất dễ mắc phải tình trạng tranh cãi giữa đôi bên hoặc mang tiếng với những người xung quanh. Nên thận trọng với những điều trên.
4. Mệnh Dương Liễu Mộc hợp màu gì, đi xe màu gì?
Khi chọn mua xe hay trang trí nội thất trong nhà, bản mệnh nên lưu ý vấn đề màu sắc hợp và khắc với mệnh của mình.
– Nam mệnh Nhâm Ngọ sinh năm 2002
Nam mệnh sinh năm 2002 thuộc cung Đoài, hành Kim hợp với các màu tương sinh thuộc hành thổ là Vàng, Nâu; màu tương hợp thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là Xanh lá cây.
Kỵ với các màu thuộc hành Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím vì Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu Đen, Xanh thuộc hành Thủy vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.
– Nữ mệnh Nhâm Ngọ sinh năm 2002
Nữ mệnh sinh năm 2002 thuộc cung Cấn, hành Thổ nên dùng các màu tương sinh như Đỏ, Cam, Hồng, Tím, đây là màu thuộc hành Hỏa, mà Hỏa sinh Thổ; dùng các màu tương hợp của hành Thổ như Vàng, Nâu; và dùng màu thuộc hành Thủy như Xanh nước biển, Đen (Thổ chế ngự được Thủy).
Kỵ các màu màu thuộc hành mộc là Xanh lá cây, xanh lục; không nên dùng màu thuộc hành Kim như Trắng, Ghi vì Thổ sinh Kim, mệnh cung dễ bị giảm đi năng lượng, sinh xuất.
– Nam mệnh Quý Mùi sinh năm 2003
Nam mệnh sinh năm 2003 thuộc cung Càn, hành Kim hợp với các màu tương sinh thuộc hành thổ là Vàng, Nâu; màu tương hợp thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi; màu chế ngự được thuộc hành Mộc là Xanh lá cây.
Kỵ với các màu thuộc hành Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím vì Hỏa khắc Kim; không nên dùng màu Đen, Xanh thuộc hành Thủy vì Kim sinh Thủy dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.
– Nữ mệnh Quý Mùi sinh năm 2003
Nữ mệnh sinh năm 2003 thuộc cung Ly, hành Hỏa hợp với các màu tương sinh thuộc hành Mộc là Xanh lá cây; màu tương hợp thuộc hành Hỏa là Đỏ, Hồng, Tím; màu chế ngự được thuộc hành Kim là Trắng, Xám, Ghi.
Kỵ với các màu Đen, Xanh nước biển thuộc hành Thủy vì Thủy khắc Hỏa; không nên dùng màu Vàng, Nâu thuộc hành Kim vì Hỏa khắc Kim, dễ bị sinh xuất, giảm năng lượng đi.
5. Mệnh Dương Liễu Mộc hợp – khắc với mệnh nào?
Người mệnh này nên lựa chọn những người có ngũ hành nạp âm phù hợp với mình để sự nghiệp, tài lộc phát triển thuận lợi, gặp được nhiều chuyện may mắn. Vợ chồng tâm đầu ý hợp cũng sẽ cùng bạn xây dựng một mái nhà tràn đầy tình thương.
a. Mệnh Dương Liễu Mộc (tuổi Nhâm Ngọ, Quý Mùi) với mệnh Kim:
+ Giáp Tý – Ất Sửu: Hải Trung Kim (Vàng trong Biển)
Dương Liễu Mộc và Hải Trung Kim: Cả hai gặp nhau đều bị tổn hai và những điều đau buồn.
+ Canh Thìn – Tân Tỵ: Bạch Lạp Kim (Vàng nóng chảy)
Dương Liễu Mộc và Bạch Lạp Kim: Kim loại nóng chảy cần nhiệt độ, không cần các dạng tạp chất khác. Trong thực tế Kim khắc Mộc. Sự kết hợp của hai mệnh này khó mà thành đại sự.
+ Giáp Ngọ – Ất Mùi: Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Dương Liễu Mộc và Sa Trung Kim: Hai mệnh này gặp nhau tất hình khắc còn mất, nên đại hung. Dương liễu mộc là dạng cây mềm, sức sống kém, sinh trưởng trên mỏ khoáng sản tất sẽ khô héo.
+ Nhân Thân – Quý Dậu: Vàng Mũi Kiếm (Kiếm Phong Kim)
Dương Liễu Mộc và Kiếm Phong Kim: Cây liễu vốn mềm yếu gặp dao kiếm tất đứt lìa. Sự kết hợp này đi đến kết cục thất bại, đau thương.
+ Canh Tuất – Tân Hợi: Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
Dương Liễu Mộc và Thoa Xuyến Kim: Hai nạp âm này không có sự tương tác. Tuy nhiên hai mệnh này gặp nhau thường u buồn cho mối quan hệ.
+ Nhâm Dần – Quý Mão: Kim Bạch Kim (Vàng thành thỏi)
Dương Liễu Mộc và Kim Bạch Kim: Kim khắc Mộc, dù hai vật chất này không có mối liên hệ, tương tác nhưng hình khắc nhau về thuộc tính ngũ hành.
b. Mệnh Dương Liễu Mộc (tuổi Nhâm Ngọ, Quý Mùi) với mệnh Mộc:
+ Mậu Thìn – Kỷ Tỵ: Đại Lâm Mộc (gỗ cây rừng)
Dương Liễu Mộc và Đại Lâm Mộc: Cây cối trong rừng có sức sống cao, thường là những cây đại thụ to lớn, cây dương liễu gặp những cây này thường xảy ra tình trạng cạnh tranh về ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng, nhưng vì cạnh tranh nên phải cố vươn cao hơn mà đón ánh sáng. Vì thế nên dù cạnh tranh nhưng có tính thúc đẩy sự phát triển. Theo skvty.com sự kết hợp này đưa lại một thời kỳ trưởng thành, vững mạnh cho cả hai.
+ Nhâm Ngọ – Quý Mùi: Dương Liễu Mộc (Gỗ cây dương liễu)
Dương Liễu Mộc và Dương Liễu Mộc: Tạo nên tình thế nâng đỡ lẫn nhau. Sự phối hợp này đưa tới cục diện thành công, vinh hiển.
+ Canh Dần – Tân Mão: Tùng Bách Mộc (Gỗ tùng bách)
Dương Liễu Mộc và Tùng Bách Mộc: Hai loại cây này gặp nhau thường cạnh tranh để lớn mạnh. Cuộc hội ngộ này mang lại thời kỳ phong thịnh, sang giàu.
+ Mậu Tuất – Kỷ Hợi: Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)
Dương Liễu Mộc và Bình Địa Mộc: Đưa tới cục diện giàu sang, vinh hiển.
+ Nhâm Tý – Quý Sửu: Tang Đố Mộc (Gỗ cây dâu)
Dương Liễu Mộc và Tang Đố Mộc: Cả hai bên gặp được bạn tin cậy và cùng vươn tới thịnh thế, vinh hoa.
+ Canh Thân – Tân Dậu: Thạch Lựu Mộc (Gỗ cây lựu)
Dương Liễu Mộc và Thạch Lựu Mộc: Cả hai đều vươn tới những thành công phi thường, trác tuyệt.
c. Mệnh Dương Liễu Mộc (tuổi Nhâm Ngọ, Quý Mùi) với mệnh Thủy:
+ Bính Tý – Đinh Sửu: Giản Hạ Thủy (Nước chảy xuống)
Dương Liễu Mộc và Giản Hạ Thủy: Cây dương liễu là loại thân mềm nên cần nhiều nước để sinh trưởng. Hai mệnh này gặp nhau cát lợi vô cùng.
+ Giáp Thân – Ất Dậu: Tuyền Trung Thủy (nước suối trong)
Dương Liễu Mộc và Tuyền Trung Thủy: Nước suối cung cấp nguồn sinh cho cây cối. Cây dương liễu thân mềm nên cần nhiều nước. Cuộc hội ngộ này sẽ thành màu xanh tươi tốt, hứa hẹn một thời đại thành công rực rỡ.
+ Nhâm Thìn – Quý Tỵ: Trường Lưu Thủy (Nước đầu nguồn)
Dương Liễu Mộc và Trường Lưu Thủy: Cây cối trên mặt nước trôi dạt bốn phương và chết. Hai mệnh này gặp nhau e là không ổn cho mối quan hệ.
+ Bính Ngọ – Đinh Mùi: Thiên Hà Thủy (Nước trên trời)
Dương Liễu Mộc kết hợp Thiên Hà Thủy: Cây cuối phát triển rất mạnh, sự kết hợp này khiến sơn kỳ, thủy tú, linh khí ngút ngàn.
+ Giáp Dần – Ất Mão: Đại Khê Thủy (Nước khe lớn)
Dương Liễu Mộc và Đại Khê Thủy: Cây dương liễu cần nước để sinh trưởng. Thứ nó cần thì con suối luôn cung cấp đấp đủ. Sự kết hợp này tạo nên một thời đại phát triển, vinh quang.
+ Nhâm Tuất – Quý Hợi: Đại Hải Thủy (Nước ở biển lớn)
Dương Liễu Mộc và Đại Hải Thủy: Cây dương liễu gặp nước biển mặn chát tất vàng úa, khô héo, hết sự sống, thậm chí nó trôi dạt vô định, lênh đênh trên biển, không định tương lai, sự kết hợp này mở ra cảnh tiêu điều, bi thương.
d. Mệnh Dương Liễu Mộc (tuổi Nhâm Ngọ, Quý Mùi) với mệnh Hỏa:
+ Bính Dần – Đinh Mão: Lư Trung Hỏa (Lửa trong Lò)
Dương Liễu Mộc và Lư Trung Hỏa: Mối quan hệ này cát lợi vì dương liễu là giống cây thân gỗ lớn, thuộc thể dương mộc nó trợ lực cho hỏa khí mạnh mẽ. Lư Trung Hỏa nhờ đó mà có nguồn sinh.
+ Giáp Tuất – Ất Hợi: Sơn Đầu Hỏa (Lửa Ngọn Núi)
Dương Liễu Mộc và Sơn Đầu Hỏa: Mộc sinh Hỏa, đối với Sơn Đầu Hỏa sẽ cát lợi, còn với Dương Liễu Mộc thì không.
+ Bính Thân – Đinh Dậu: Sơn Hạ Hỏa (Lửa dưới núi)
Dương Liễu Mộc và Sơn Hạ Hỏa: Mộc sinh Hỏa, cuộc hội ngộ này cát lợi, mở ra một thời đại rực rỡ, huy hoàng.
+ Giáp Thìn – Ất Tỵ: Phúc Đăng Hỏa (Lửa ngọn đèn)
Dương Liễu Mộc và Phúc Đăng Hỏa: Mộc sinh Hỏa, tuy nhiên, gỗ cây dương liễu và ngọn đèn không thể tương sinh vì gỗ cây liễu không phải là nguồn năng lượng với ngọn đèn. Cuộc gặp gỡ này có chút ít may mắn do có sự thương sinh về ngũ hành.
+ Mậu Ngọ – Kỷ Mùi: Thiên Thượng Hỏa (Lửa trên trời)
Dương Liễu Mộc và Thiên Thượng Hỏa: Cây cối tươi tốt hơn, sự kết hợp này tạo ra một cuộc sống ấm no, phú quý.
+ Mậu Tý – Kỷ Sửu: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét)
Dương Liễu Mộc và Tích Lịch Hỏa: Sét đánh xuống cây cối tất gây hư hại, chết chóc, thiêu rụi, cuộc gặp gỡ này không ai mong đợi.
e. Mệnh Dương Liễu Mộc (tuổi Nhâm Ngọ, Quý Mùi) với mệnh Thổ:
+ Canh Ngọ – Tân Mùi: Lộ Bàng Thổ (đất ven đường)
Dương Liễu Mộc và Lộ Bàng Thổ: Gỗ cây liễu phá vỡ sự kiên cố của đất đường đi, vì thế nên hai mệnh này gặp gỡ đưa mối quan hệ của họ vào gõ cụt.
+ Mậu Dần – Kỷ Mão: Thành Đầu Thổ (Đất tường thành)
Dương Liễu Mộc và Thành Đầu Thổ: Hai nạp âm này hình khắc, vì đất tường thành cần bền vững, nó rất kỵ Mộc khí phá hoại. Sự kết hợp này dẫn đến thiệt hại cho cả đôi bên.
+ Canh Tý – Tân Sửu: Bích Thượng Thổ (đất trên vách tường)
Dương Liễu Mộc và Bích Thượng Thổ: Mộc khắc Thổ, tường nhà trọng nhất tính kiên cố, nên Mộc khí gây hại là điều rất nhức nhối. Sự kết hợp này mở đầu cho một bức tranh màu xám, ảm đạm, nhàu nhĩ.
+ Bính Tuất – Đinh Hợi: Ốc Thượng Thổ (Đất trên mái)
Dương Liễu Mộc và Ốc Thượng Thổ: Hai nạp âm này hình khắc nhau, bản thân ngói cần tính bền vững, nó rất kỵ Mộc, gỗ cây dương lại là loại cây mềm yếu. Hai mệnh này kết hợp thường đưa lại viễn cảnh tăm tối.
+ Mậu Thân – Kỷ Dậu: Đại Trạch Thổ hay Đại Dịch Thổ (Đất cồn lớn)
Dương Liễu Mộc và Đại Trạch Thổ (Đại Dịch Thổ): Cây liễu sinh trưởng trên đất, nó hút nhiều dinh dưỡng và nước. Tuy nhiên nhờ có nó mà đất cồn bãi tăng cường tính ổn định, bền vững. Sự kết hợp này khai mở một thời đại mới, vinh hoa, rạng ngời, quang tông diệu tổ.
+ Bính Thìn – Đinh Tỵ: Sa Trung Thổ (Đất trong cát)
Dương Liễu Mộc và Sa Trung Thổ: Mộc khắc Thổ, cây liễu không bền chặt ở nơi đất cát. Đất cát gặp cây này dinh dưỡng càng giảm, hai nạp âm này gặp nhau tất đổ vỡ, đau buồn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bản mệnh Dương Liễu Mộc ( Gỗ cây liễu) về năm sinh người mang mệnh Dương Liễu Mộc là Nhâm Ngọ, Quý Mùi. Bạn có thể biết được mệnh, mạng Đại Lâm Mộc hợp với những gì để lựa chọn thích hợp.
T/H.